Bơm tiền là cách tốt nhất cứu thanh khoản cho doanh nghiệp, nhưng theo chuyên gia, giải pháp căn cơ phải là củng cố niềm tin cho thị trường.

Ba kênh huy động vốn chính của doanh nghiệp là trái phiếu, cổ phiếu và tín dụng. “Nhưng năm nay, ba cái chân này dường như đều bị trói chặt”, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Công ty chứng khoán Yuanta nhận xét.

Vì đâu kẹt vốn?

Năm nay là thời điểm đáo hạn của những trái phiếu kỳ hạn 3-4 năm phát hành trong giai đoạn 2018-2019. Huy động mới để tất toán các khoản đến hạn là cách các doanh nghiệp thường làm, nhưng hiện gần như không thể. Một trong những nguyên nhân là niềm tin của nhà đầu tư trái phiếu bị ảnh hưởng sau các biến động gần đây, dù về lý thuyết trái phiếu có mức độ an toàn cao hơn nhiều kênh đầu tư khác.

Nhưng trong một năm mà áp lực lạm phát tăng cao do “cơn bão” giá hàng hóa, tín dụng được kiểm soát chặt, tiền chảy mạnh vào một ngành đồng nghĩa phần còn lại của thị trường bị hụt vốn. Kết quả là, nhóm doanh nghiệp sản xuất cũng chịu chung cảnh cũng “đói” vốn.

Tuy nhiên, vòng luẩn quẩn này chưa dừng lại.

Giải pháp – tiền, thời gian và niềm tin

Với bối cảnh đó, theo giới chuyên gia, nền kinh tế cần giải pháp tổng thể cho cả ba kênh dẫn vốn chính, thay vì chỉ chọn giải quyết đơn lẻ một nút thắt là “room” tín dụng hay trái phiếu hoặc cổ phiếu.

“Không giống chứng khoán có thể đặt lệnh bán ngay, việc bán một bất động sản không dễ”, ông Minh nói. Theo ông, tín dụng ngân hàng có thể là một lựa chọn giúp họ có “thêm thời gian”, để có tiền vượt qua khó khăn tạm thời.

“Niềm tin sẽ phục hồi nếu người mua được đảm bảo họ sẽ nhận lại tiền. Bởi thế, trước mắt, các doanh nghiệp cần xử lý được những trái phiếu sắp tới hạn, đảm bảo quyền lợi cho người mua”, chuyên gia Thế Minh nhận xét.